Các nguồn cung cấp ứng viên tiềm năng tốt nhất
Doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm các ứng viên sau khi hình thành xong nhu cầu tuyển dụng . Việc tìm kiếm có thể bắt đầu từ trong nội bộ doanh nghiệp, thông qua các nhân viên, hoặc có thể thông báo tuyển dụng rộng rãi, thông qua các văn phòng tuyển dụng, tuyển dụng qua internet và các nguồn tìm ứng viên khác...
1. Thông báo tuyển dụng:
Thông báo tuyển dụng thường bao gồm phần giới thiệu về doanh nghiệp và vị trí cần tuyển. Các thông tin đưa ra phải phù hợp với những gì mà doanh nghiệp trông đợi ở ứng viên. Ở nhiều nước, luật lao động có thể quy định về việc cấm thông báo tuyển dụng có các nội dung phân biệt giới tính, tuổi tác, chủng tộc và tôn giáo. Đưa ra các yêu cầu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp không bị ngập tràn trong đống thư xin việc.
2. Các văn phòng tuyển dụng:
Dịch vụ thông thường của các văn phòng tuyển dụng là thiết kế và công bố các thông báo tuyển dụng, sơ tuyển khoảng 3, 4 ứng viên dựa theo các bảng hỏi và phỏng vấn. Điểm mạnh của các văn phòng này là khả năng định nghĩa vị trí cần tuyển và điều kiện ứng viên. Nhiều tổ chức tuyển dụng chuyên nghiệp sơ tuyển bằng hình thức quan sát qua băng video một cuộc thảo luận giữa các ứng viên, thông qua các chuyên gia xem tướng chữ hoặc qua các bài thi kỹ năng và trình độ chuyên môn.
Lợi thế của việc sử dụng các văn phòng tuyển dụng là:
- Tiết kiệm thời gian.
- Kiến thức về bảng hỏi và định nghĩa vị trí tuyển dụng.
- Trình độ chuyên nghiệp trong phỏng vấn.
- Tốc độ phản ứng nhanh nếu doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với văn phòng tuyển dụng.
Nhược điểm:
- Phương pháp của văn phòng tuyển dụng thường được chuẩn hoá nên chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải chia sẻ thông tin nội bộ với văn phòng tuyển dụng.
3. Tuyển dụng qua internet:
Theo Forrester Research, "Job" là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên internet trong năm 2000 và có không dưới 35 triệu người châu Âu tìm việc qua mạng. Doanh nghiệp có thể thông báo tuyển dụng qua một site trung gian chuyên nghiệp hoặc trên site của mình. Ứng viên thường gửi CV và thư xin việc tới địa chỉ đăng trên thông báo qua email hoặc qua đường thư tín. Hoạt động này tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian nhưng cũng tiêu hao nhiều thời gian vì số lượng ứng viên sẽ rất đông.
4. Các nguồn khác:
- Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn ứng viên khác như: tuyển dụng bổ sung, ứng viên quen biết, nhân viên cũ, cộng tác viên hay đối tác cũ.
- Doanh nghiệp có thể tìm ứng viên thông qua các nhân viên của mình, thông qua các tổ chức cựu sinh viên của các trường đại học...
- Doanh nghiệp có thể xây dựng một mối quan hệ hợp tác với các trường và trung tâm đào tạo , trung tâm nghiên cứu và nhất là các forum việc làm.
Quantri.Vn
Can cu dong BHXH - HDLD hay thang bang luong ?
Dear các anh, chị và các bạn.
Hiện nay, mình đang gặp vấn đế liên quan đến căn cứ đóng BHXH (chi tiết như bên dưới), nhờ mọi người cho mình góp ý:
Cấu trúc lương của bên mình: Lương gộp = lương căn bản + lương năng suất + Phụ cấp
Trong đó: Phụ cấp gồm: Tiền ăn + tiền xăng + tiền điện thoại.
Lương năng suất: nhân viên nhận 100% mỗi tháng
Đầu tháng 1/2014, bên mình xây dựng thang bảng lương căn bản và nộp Phòng Lao động quận. Sau khi được approved thì mình làm thông báo điều chỉnh mức đóng BHXH (mức đóng mới căn cứ trên hợp đồng lao động gồm Lương căn bản và lương năng suất) cho Cơ quan BHXH quận và kèm theo bảng photo Thang bảng lương.
Công ty và và Cơ quan BHXH quận vẫn thực hiện việc nộp BHXH, BHTN, BHTN và các khoản trợ cấp BHXH khác (như ốm dau, thai sản) dựa trên mức lương trên HĐLĐ và không có phát sinh gì.
Tháng 06 vừa rồi bên mình có 1 nhân viên nữ sinh con và bên mình làm hồ sơ trợ cấp thai sản, Phòng chế độ của cơ quan BHXH quận liên hệ với bên mình yêu cầu cung cấp: Thang bảng lương 2013, 2014, quyết định tăng lương của Nhân viên vừa inh con và Bảng thông báo điều chỉnh mức đóng cả công ty tháng 01/2014 và HĐLĐ (bên mình cung cấp đầy đủ), đến tháng cuối tháng 08 vừa rồi họ thông báo đến công ty là hồ sơ cần được xem xét lại và chuyển sang bộ phận Thu của Cơ quan BHXH quận để đối chiếu.
Hôm vừa rồi, 1 cán bộ Thu của cơ quan BHXH quận có liên hệ với nhân viên C&B bên mình bảo là Cơ quan BHXH yêu cầu công ty đóng mức như Thang bảng lương đã đăng ký. Nên yêu cầu công ty điều chỉnh lại mức đóng toàn công ty từ đầu năm đến nay và trả lại các chế độ đã được giải quyết.
Thông tin này, bạn C&B bên mình báo lại, mình chưa làm việc trức tiếp với bên cơ quan BHXH quận vì muốn tìm hiểu thật kỹ trước khi làm việc với bên họ.
Theo quy định tại Điều 94 của luật BHXH 2006 thì:
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Và theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động 2012 thì:
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mặt khác, Một văn bản khác có đề cập đến thang bảng lương có quy định:
Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Mình dự định, sẽ làm việc/ giải trình với cơ quan BHXH quận dựa trên quy định của Bộ luật lao động 2012 và luật BHXH 2006 để tiếp tục đóng BH theo hợp đồng lao động. Nếu họ không đồng ý thì sẽ nộp lại thang bảng lương khác (gồm cả lương căn bản và lương năng suất) cho Phòng lao động quận.
Các anh, chị và các bạn góp ý giúp mình nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét